Thiết kế âm thanh phòng họp

Thiết kế hệ thống âm thanh phòng họp không quá phức tạp nhưng nếu qua loa dễ gây sự phiền nhiễu khi sử dụng nên cần sự quan tâm ngay từ giai đoạn đầu sao cho phù hợp với thiết kế phòng họp.

Phòng họp là nơi diễn ra các cuộc hội họp giữa phòng ban với nhau, đàm phán giữa công ty và đối tác, khách hàng. Hệ thống âm thanh trong thiết kế phòng họp hỗ trợ mọi người phát biểu ý kiến và thảo luận, phát các file âm thanh cần có trong buổi họp, giúp cuộc họp diễn ra hoàn chỉnh như mong muốn.

Âm thanh phòng họp được xem là hệ thống không quá phức tạp. Cũng bởi những mục đích sử dụng như trên mà thiết kế hệ thống âm thanh phòng họp không yêu cầu quá cao về chất lượng âm thanh như là với phòng thu, phòng hội trường. Chủ yếu là thiết kế hệ thống âm thanh sao cho phù hợp với mức độ sử dụng của mỗi không gian và mỗi loại phòng họp.

 

Thiết kế âm thanh phòng họp

 

Thiết kế hệ thống âm thanh phòng họp nhóm

Phòng họp nhóm với diện tích nhỏ chứa 6 – 8 người là nơi làm việc nhóm của các nhân viên trong cùng một phòng ban. Với một phòng như vậy mọi người có thể nghe rõ khi giao tiếp trực tiếp với nhau nên thường không cần tăng cường âm thanh. Việc thiết kế âm thanh phòng họp là để phục vụ các mục đích khác như trình chiếu video, họp trực tuyến. Có thể sử dụng một hệ thống được cài đặt cố định hoặc di động. Yêu cầu duy nhất là microphone tránh đặt quá gần loa. Nếu hệ thống không có micro chuyên dụng riêng của mình, hãy thử đặt một vài micro có dây hoặc không dây trên bàn.

Thiết kế hệ thống âm thanh phòng họp vừa và nhỏ

Trong một phòng họp nhỏ, như đã nói ở trên hệ thống micro, loa, tăng chỉnh âm thường là không cần thiết vì người tham gia có vị trí đủ gần để nghe thấy nhau nói bằng âm lượng trung bình. Nhu cầu thiết kế hệ thống âm thanh thực sự cần thiết khi người ở một đầu của căn phòng không nghe rõ lời của người ở đầu bên kia, tức là phòng càng lớn thì nhu cầu thiết kế hệ thống âm thanh càng cao. Không kể đến yếu tố tác động bên ngoài như tiếng ồn.

 

Thiết kế hệ thống âm thanh phòng họp vừa và nhỏ

 

Đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo thietkevanphonghanoi bạn có thể chọn mua thiết bị hệ thống âm thanh phòng họp từ những thương hiệu nổi tiếng nhưng phù hợp với khả năng đầu tư của công ty như Toa và QQPA. Thiết bị âm thanh của 2 hãng này có chất lượng âm thanh khá tốt, thiết kế khá sang trọng và đẹp mắt, được đánh giá cao trên toàn thế giới.

Thiết kế hệ thống âm thanh phòng họp lớn (70 – 130m2)

Các phòng họp có diện tích từ 70 – 130m2 có thể thiết kế hệ thống âm thanh gồm 1  micro để bục, 2 micro không dây cầm tay, loa dựa vào diện tích phòng để tính số lượng loa lắp đặt phù hợp với không gian phòng , 1 Amply để khuếch đại tín hiệu.

Đối với những thiết kế văn phòng doanh nghiệp lớn hơn thì có thể đầu tư hệ thống âm thanh hội thảo Bosch vì nó có khả năng kết hợp với các thiết bị âm thanh để tạo nên hệ thống hội thảo hoàn chỉnh cho các phòng họp rộng. Hơn nữa, hệ thống hội thảo Bosch có sự sang trọng rất phù hợp cho các phòng họp quy mô và cao cấp (loại phòng họp dành để tổ chức những sự kiện lớn và quan trọng) nên được nhiều cơ quan doanh nghiệp quan tâm lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên giá thành của hệ thống hội thảo Bosch cũng không hề thấp nên cần cân đối kinh phí trước khi quyết định.

 

Thiết kế hệ thống âm thanh phòng họp lớn

 

Thiết kế hệ thống âm thanh phòng họp trực tuyến

Một phiên bản phòng họp trực tuyến quy mô hơn là phòng họp trực tuyến chứa từ 6 – 30 người, có một hoặc nhiều màn hình lớn. Bố cục trong phòng thường ngồi theo hình vòng cung hay hình tròn để mọi người có thể nhìn thấy nhau. Nếu phòng có âm thanh điều chỉnh tốt (không quá dội), thì chỉ cần loa không cần tăng âm. Tính năng ghi âm và hội thoại từ xa qua điện thoại rất phổ biến trong các phòng họp trực tuyến, nên cần có micro.

Mô hình thiết kế hệ thống âm thanh phòng họp

Hiện nay có rất nhiều loại thiết bị âm thanh nhưng căn cứ vào mục đích và nhu cầu sử dụng của phòng họp thì nên thiết kế một hệ thống âm thanh cơ bản có các thành phần thực hiện chức năng như sau:

– Micro: dành cho việc phát biểu, trao đổi giữa mọi người dự họp.

– Đầu chơi nhạc: CD, cassette, phát các bản nhạc nền,…

– Ma trận âm thanh: bộ điều khiển trộn kênh, lựa chọn điều khiển vùng âm thanh theo cấu hình có sẵn.

– Tăng âm (Amply hay âm ly): bộ kích hoạt tín hiệu âm thanh và dòng điện, phục vụ hoạt động cho nhiều loa cũng lúc.

– Loa: thiết bị phát ra âm thanh.

 

Mô hình thiết kế hệ thống âm thanh phòng họp

 

Ngoài ra hệ thống âm thanh còn nhiều thiết bị chuyên dụng khác phù hợp với các hệ thống, yêu cầu khác nhau như: bộ xử lý trung tâm, chọn kênh cho hệ thống lớn, đầu điều khiển cảnh báo, kết hợp với bộ cảnh báo cháy,…

Về cơ bản, hệ thống âm thanh cần trang bị cho phòng họp từ 60m2 là: 4 cặp loa, 1 âm ly và 2 micro.

Lưu ý về vị trí đặt loa và amply trong phòng họp:

– Đặt loa cách mặt đất tối thiểu 3cm. Tùy theo chiều cao từ đất đến trần mà đặt loa ở vị trí 2,8m.

– Khoảng cách giữa 2 loa tối thiểu 4,5m ngang hay dọc tùy theo phòng.

– Phải hướng loa về phía người nghe.

– Phía sau loa là khoảng không để tránh âm dội.