5 nguyên tắc thiết kế phòng họp
Các nguyên tắc thiết kế phòng họp về phong cách, về nội thất, công năng, phong thủy đều rất quan trọng mà mọi nhà thiết kế đều phải nắm rõ trước khi thực hiện.
5 nguyên tắc thiết kế phòng họp sau đây cũng là những kiến thức mà các designer của thietkevanphonghanoi luôn ứng dụng vào trong thiết kế để kiến tạo không gian phòng họp đạt hiệu quả cao nhất có thể cả về thẩm mỹ và công năng sử dụng, hỗ trợ tốt nhất cho công việc.
Nguyên tắc 1. Thiết kế phòng họp tập trung vào một phong cách
Phòng họp kiểu hiện đại, phòng họp truyền thống là những phong cách thường thấy khi thiết kế phòng họp. Nếu đã lựa chọn phong cách nào thì thiết kế phòng họp tập trung vào một phong cách ấy để tạo sự thống nhất, đồng bộ chứ không nên “râu ông nọ cắm cằm bà kia” thì dễ để lộ sự thiếu chuyên nghiệp trong thiết kế. Một không gian có sự đồng bộ cũng tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn. Hơn nữa ở nơi có phần nghiêm túc như phòng họp vẫn thích hợp với sự thống nhất hơn là lộn xộn về phong cách. Để làm được điều đó, khi thiết kế không gian phòng họp, chủ đầu tư và đơn vị thiết kế nên thống nhất định hướng và tập trung vào một phong cách nhất định.
Định hướng phong cách thiết kế được đưa ra dựa trên diện tích mặt bằng, mục đích sử dụng và sở thích của chủ đầu tư. Diện tích phòng họp nhỏ thì thường lựa chọn phong cách thiết kế hiện đại, không gian mở để phòng có cảm giác thoáng đãng, rộng rãi hơn so với diện tích thực và không quá ngột ngạt. Với diện tích mặt bằng rộng thì có nhiều sự lựa chọn trong thiết kế với đa dạng phong cách khác nhau hơn. Tùy theo diện tích thực tế mà người thiết kế đưa ra các hướng không gian lý tưởng nhất cho chủ doanh nghiệp.
Nguyên tắc 2. Tạo điểm nhấn cho thiết kế nội thất phòng họp
Dù lựa chọn phong cách nào cho thiết kế phòng họp thì cũng cần tạo điểm nhấn trong thiết kế. Điểm nhấn này mang lại cảm hứng cho những người tham gia buổi họp. Nó đặc biệt có ý nghĩa với những cuộc họp đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch, ý tưởng phát triển cho công ty vì nguồn cảm hứng luôn là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc tạo nên các ý tưởng sáng tạo.
Những điểm nhấn ấn tượng trong thiết kế phòng họp nên gắn với thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp, làm nổi bật hình ảnh doanh nghiệp. Điểm nhấn trong thiết kế phòng họp có thể được tạo nên bằng cách trang trí như thiết kế vách ốp logo, treo tranh tường hay những chậu cây xanh,… Khi thiết kế phòng họp, doanh nghiệp chú ý tạo nên những điểm nhấn đột phá như vậy sẽ góp phần khơi nguồn năng lượng ở các nhân sự, tăng hiệu quả công việc và tạo ấn tượng tích cực với đối tác.
Nguyên tắc 3: Thiết kế không gian phòng họp đảm bảo các mục đích sử dụng
Nguyên tắc này thực ra còn quan trọng hơn cả nguyên tắc 1 và 2. Hai nguyên tắc đầu tập trung vào tính thẩm mỹ, còn nguyên tắc này chú trọng chất lượng và sự phù hợp của thiết kế để tạo không gian lý tưởng cho người sử dụng về mọi mặt.
Một công ty có thể thiết kế một vài phòng họp, mỗi phòng họp phục vụ một mục đích riêng nhưng cũng có nhiều công ty do khả năng tài chính và mặt bằng hạn chế nên thiết kế một phòng họp phục vụ nhiều mục đích: họp nhóm nội bộ giữa nhân viên cùng cấp, trao đổi công việc giữa lãnh đạo với nhân viên, tiếp đón đối tác hoặc khách hàng.
Để đảm bảo tất cả những mục đích sử dụng này trước tiên cần sự lựa chọn và bố trí nội thất phù hợp. Nội thất đơn giản, hiện đại không quá kiểu cách, rườm rà thì dễ phù hợp với mọi phong cách thiết kế. Đơn giản nhưng không có nghĩa là qua loa, giản dị mà là sự đơn giản về đường nét, chi tiết, không làm mất đi sự tinh tế, trang trọng cần có của nội thất phòng họp.
Bố trí bàn ghế làm sao để có không gian lưu thông bốn mặt tức là bàn họp đặt giữa phòng, xung quanh đều có lối đi lại thuận tiện. Theo nguyên lý nhân thể học, khoảng cách nhỏ nhất từ vùng giáp bàn tới tường và giữa các vật chướng ngại khác nên là 1,2 m, đây là khoảng cách cần thiết cho người tham dự cuộc họp đi vào và bước ra khi kết thúc buổi họp.
Ngoài những đồ nội thất cơ bản thì cũng cần để dành chỗ cho trang thiết bị kỹ thuật được sử dụng trong quá trình họp hay thảo luận, ví dụ như máy chiếu, màn hình chiếu, loa, micro… Đây đều là những yếu tố phụ trợ nâng cao sức truyền đạt từ người chủ trì cuộc họp tới những người còn lại, tăng khả năng thành công của buổi họp bàn, đàm phán.
Nguyên tắc 4: Kỵ thiết kế phòng họp theo bố cục đối trục
Theo phong thủy, kiểu bố cục đối trục trong thiết kế phòng họp (hai bên đứng song song) nên tránh cho những phòng dùng vào mục đích đàm phán kinh doanh bởi nó có thể làm nảy sinh sự đối kháng, mâu thuẫn, không thống nhất, làm giảm tỉ lệ thành công của đàm phán. Vì thế tránh thiết kế phòng họp, phòng hội nghị theo bố cục này, nếu không thể tránh thì tốt nhất là cố gắng làm cho nó nhẹ nhàng đi chẳng hạn như đặt các cây cảnh ngăn cách ở giữa.
Nguyên tắc 5: Lựa chọn nội thất phòng họp phù hợp
Nguyên tắc lựa chọn nội thất phòng họp phù hợp cân nhắc trên các yếu tố: phong cách thiết kế, diện tích, mục đích sử dụng, kinh phí. Và làm sao thể hiện được tính chuyên nghiệp trong cách làm việc, quy mô và văn hóa công ty không chỉ với bên ngoài mà ngay cả trong nội bộ công ty.
– Với phòng họp nhỏ dùng để họp nhóm, họp nội bộ phòng ban nội thất không cần quá trang trọng mà chủ yếu cần tiện dụng, độ bền cao, nên chọn kiểu dáng đơn giản để đỡ làm phòng nhỏ trông rối mắt, chật chội. Một chiếc bàn tròn đường kính 1m – 1,2m , một chiếc bàn chữ nhật hoặc elip dài 2m là khá thoải mái cho buổi họp có 6 người. Với phòng họp nhóm nhỏ để cao tính linh động cho nên không nhất thiết dùng ghế chân quỳ mà ghế xoay cũng rất thích hợp. Bố trí thêm bảng viết, màn chiếu, máy chiếu, tủ tài liệu tùy theo nhu cầu để công việc được trôi chảy.
Có thể bạn chưa biết, bàn tròn có tác dụng giúp mọi người dễ giao lưu với nhau, dễ đạt được nhận thức chung, gợi mở ý tưởng và phát huy tinh thần đồng đội vì nó tạo nên một bầu không khí giao lưu bình đẳng, hướng tâm. Bàn hình vuông về cơ bản cũng tạo cảm nhận như vậy nhưng nó không mấy thích hợp cho phòng nhỏ.
– Với phòng họp lớn xu hướng thường thấy hiện nay là sử dụng bàn chữ nhật dài, bàn oval, ghế chân quỳ loại ghế da chân sắt. Thêm bục phát biểu nếu cần. Hai loại bàn này khá thích hợp với các cuộc họp, hội nghị cần phân biệt rõ địa vị của người tham dự, sắp xếp được nhiều chỗ ngồi.
Nội thất phòng họp lớn sử dụng cho những buổi họp, hội nghị quy mô lớn, có tính chất quan trọng cho nên cần thể hiện sự trang trọng, lịch sự, chuyên nghiệp. Phối hợp màu sắc hài hòa, hợp lý. Các đối tác nhìn vào cũng có đánh giá tốt về doanh nghiệp với cách lựa chọn bàn ghế này. Ngoài ra, các công cụ máy chiếu, hệ thống âm thanh, máy vi tính, micro nên sử dụng thiết bị công nghệ cao cũng với mục đích đó cộng với hỗ trợ đắc lực cho nội dung diễn thuyết, thảo luận, tăng hiệu quả cuộc họp và khả năng đàm phán thành công.
Trong những buổi họp đầy căng thẳng dù lớn hay nhỏ nếu được sử dụng bàn ghế phòng họp thoải mái và dễ chịu sẽ khiến cho tinh thần của những người tham gia phấn chấn hơn, vui vẻ trao đổi cũng là tiền đề cho sự hợp tác và phát triển.
Với tâm lý phòng họp là nơi đưa ra các quan điểm đóng góp, các ý kiến chỉ đạo, nơi diễn ra các buổi đàm phán với đối tác nhiều chủ doanh nghiệp chú trọng đến không gian này là rất đúng đắn nhưng tạo ra được không gian theo ý muốn hay không lại là việc khác. Vì tạo một phòng họp đẹp không khó nhưng để sở hữu một mẫu thiết kế nội thất phòng họp chuyên nghiệp, ấn tượng, hiệu quả lại không hề dễ dàng.
Nếu chưa am hiểu về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ trực tiếp với Thietkevanphonghanoi – đơn vị chuyên thiết kế nội thất văn phòng để được tư vấn và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến thiết kế phòng họp và thiết kế văn phòng cả về phong thủy, kiến trúc, xây dựng. Ngoài ra bạn có thể đóng góp thêm các tiêu chuẩn thiết kế phòng họp tốt hơn cho chúng tôi.